Phật Hệ Cung Đấu

Chương 2


Có một ngày khi ta đang vẽ tranh trong phòng, vẽ một bức mãnh hổ xuống núi mới vừa phác họa hình dạng của hổ dữ thì Tiểu Chất Tử chạy vào bẩm báo thái tử điện hạ tới chơi.

Ta đi đến phòng khách thấy trà trên bàn còn nóng nhưng lại không thấy người anh kia của ta đâu, may có người hầu tới báo điện hạ vào sân sau.

Tìm đến chuồng gà nhà ta thì gặp được người mới về từ chuyến đi tuần phía nam kia.

Mấy ngày trước Lại bộ thượng thư dâng tấu nói thái tử tuy chỉnh đốn được quan lại địa phương có công với xã tắc nhưng làm việc quá mức thô bạo mất đi lòng độ lượng nhân từ.

Nói ngắn gọn tình huống như này Giang Hoài Ngọc đi tuần phía nam lúc đó chém không ít quan lại tham ô ăn sài hoang phí không nói việc liên lụy đến gia tộc hắn còn lột da người làm trống, cắt đầu treo trước cổng thành phơi nắng chịu gió nói thật đúng hơi đáng sợ.

Ta không biết Giang Hoài Ngọc có đam mê chặt đầu người treo như lồng đèn hay không chỉ biết bây giờ tên này đang ngồi xổm trên mặt đất giúp ta sửa ổ gà.

Hôm trước chuồng gà nhà ta bị thủng một lỗ rõ to mấy con gà mái chui ra từ đó chạy lung tung khắp sân, lông gà bay đầy trời bọn người hầu tìm gần một giờ vất vả lắm chỉ bắt được có hai con nhưng đó không phải vấn đề lớn, cái quan trọng là cái động trong chuồng gà, cả phủ từ trên xuống dưới đụng vào rắc rối lớn rồi. Bọn hạ nhân trong phủ toàn người từ trong cung theo ta ra ngoài, họ chưa từng nuôi gà đương nhiên không biết giải quyết như thế nào chỉ đành kê đá miễn cưỡng che lấp không ngờ hôm nay lại có thể được tấm lòng tốt của đông cung thái tử giúp sửa chữa.

Giang Hoài Ngọc sửa xong chuồng gà vỗ bay đám rơm rạ dính trên tay rồi đứng lên nhìn ta, bốn mắt nhìn nhau và trong tình cảnh hỗn loạn đó chúng ta tán gẫu với nhau.

Ta kinh ngạc hỏi:

“Anh, anh còn biết sửa ổ gà?”

Ở trước mặt hắn ta láo quen rồi, tính ra ta chưa bao giờ xưng hô hắn là hoàng huynh chủ yếu do ta chỉ có một người anh là hắn nhưng một Giang Hoài Ngọc thường ngày kính cẩn tuân thủ lễ nghĩa vậy mà lại chưa từng so đo với cái xưng hô của ta.

Giang Hoài Ngọc vui đùa:

“Lúc trấn thủ biên cương có học một chút không nghĩ hôm nay lại có tác dụng.”

Hắn dừng một lát lại nói:

“Vừa mới trong phòng khách anh gặp người của phủ Thừa tướng.”

Ta ngạc nhiên:

“Người của phủ Thừa tướng tới làm chi, chẳng lẽ do tranh vẽ của em nổi tiếng gần xa cướp mối tranh chữ nhà ông ta?”

Giang Hoài Ngọc thành khẩn bày tỏ:

“Quỳnh Nhi, cái phương pháp vẽ tranh em gọi là thấu thị gì đó nó thật…”

Ta sáp đến chăm chú lắng nghe:

“Nó sao?”

Lông mi thái tử điện hạ run rẩy ngừng một lát mới mỉm cười nói:

“… Rất có phong cách riêng, không rập khuôn, một lúc nào đó nhất định trở thành một bậc thầy nổi tiếng.”

Ta sờ mũi khiêm tốn nói:

“Đương nhiên rồi.”

Giang Hoài Ngọc nói:

“Có điều xem ra phủ Thừa tướng có ý khác, vị thiên kim kia của Thừa tướng cùng tuổi với em, có lẽ đã đến tuổi tính việc bàn hôn sự.”

Năm nay ta mới mười sáu chỉ đến tuổi học lớp 11, nếu tính theo bên kia còn là vị thành niên nhá, kết hôn là phạm pháp tội lớn đó.

Tưởng cũng chưa thèm tưởng, nhân tiện nói:

“Anh còn chưa thành thân em gấp cái gì.”

Giang Hoài Ngọc ngẩn ra đưa tay sờ đầu ta, cất tiếng dịu dàng đến kỳ lạ.

“Quỳnh Nhi, em biết rõ…”

“Khoan đã!”

Bỗng nhiên nhớ tới một chuyện ta đánh gãy lời kế tiếp của hắn.

“Nếu là con gái của Thừa tướng có phải tinh thông cầm kỳ thư họa không? Cưới nàng bọn em có thể cùng nhau vẽ tranh buôn bán!”

Cái tay không ngừng xoa nhẹ đầu ta dừng lại vẻ mặt Giang Hoài Ngọc nháy mắt cứng ngắc, khô cằn bảo:

“… Nếu vương phủ nghèo quá thì anh cũng có thể mãi nghệ cùng em.”

Đông cung thái tử người thông minh tuyệt đỉnh trong lời đồn đưa ra một biện pháp ý ẹ như thế vậy mà ta còn có thể tiếp lời.

Ta ngẩng đầu đánh giá hắn một phen hơi nghi ngờ.

“Anh làm được gì, đập đá to trên ngực?”

Giang Hoài Ngọc suy tư một lát đáp.

“Chắc có thể.”

Ta ngẩng đầu liếc nhìn người anh ngọc thụ lâm phong tuấn mỹ bất phàm kia thật không thể tưởng được cảnh tượng hắn đứng trước phố đập đá tảng.

Ta không nhịn nổi phải thở dài:

“Năm nay Hoài Bắc hạn hán, dân chạy nạn quá nhiều họ không có đồ ăn lương thực sợ sau này lại náo loạn rắc rối. Tháng trước phụ hoàng mở quốc khố nhưng vẫn không đủ giúp nạn dân, đến cả các vị phi tần còn dùng đồ nhà mình cứu tế, vì thế Đoan vương phủ cũng không thể mặc kệ được.”

Giang Hoài Ngọc ghìm giọng nói.

“Trong lòng Quỳnh Nhi có người dân, là may mắn của họ.”

Ta nói:

“Lời này viết vào tấu chương khen chơi thì được chứ hiện giờ quan thanh liêm trong triều đa số ai không buộc bụng chịu đói, hơn nữa quan lại nơi đó chắc chả còn gì e rằng chỉ có cháo nát để ăn.”

Giang Hoài Ngọc lặng im.

Ta vẫy tay áo.

“Thôi không nói nữa, nếu anh đã về nhân dịp này em bắt gà hầm cho anh ăn. Thà rảnh vẽ thêm mấy bức tranh để bán còn hơn bàn luận việc này ở đây vô ích.”

Dù sao cũng xem như lo cho nước cho dân một lần chuyên tâm quên cả trời đất, lúc này ta như trở lại thời ở nông thôn trong nhà bà ngoại vén áo không ngần ngại thò tay vào chuồng gà mò bắt con gà mái lớn nhất, túm được đầu nó rồi, hướng về phía Giang Hoài Ngọc nói:

“Anh xem con gà mái già này được không, ú nhất. Hầm canh uống cực bổ.”

Thái tử điện hạ nhếch miệng vui cười khen.

“Quỳnh Nhi hiểu biết rộng rãi thật đa tài.”

Sinh trong hoàng gia mà có thể có cảnh tượng anh em thân thiết như vầy ta đương nhiên bằng lòng lập tức tiện khen trả hắn.

“Hoàng huynh vẫn là châu ngọc ở trước.”

Thái tử điện hạ liền câm miệng.

Có vẻ hắn không còn muốn nói gì nữa nên ta nhấc con gà mái già vô sau bếp, Giang Hoài Ngọc thì dạo một vòng vương phủ.

Đầu bếp trong phủ xử lý xong con gà nhảy nhót loạn xạ, bỏ vào nồi ninh thịt cho nhừ, sau đó ta liền dùng bữa trưa cùng thái từ ở phủ của mình.

Trên bàn ăn Giang Hoài Ngọc chọn những tin lạ thú vị khi đi phía nam kể cho ta nghe, cần phải nói vị thái tử ca ca này thật hóm hỉnh dùng từ khéo léo giải thích còn hay hơn vị tiên sinh kể chuyện cuối ngõ chọc đến mức chén canh của ta một nửa vô bụng một nửa trả về đất mẹ.

Trước khi đi Giang Hoài Ngọc còn nói hôm nay ăn gà của ta hôm khác sẽ mang bánh ngọt đến trả lễ.

Ta về thư phòng kêu Tiểu Trung Tử mài mực chuẩn bị tiếp tục vẽ tranh, trải giấy Tuyên Thành ra, ý bức mãnh hổ xuống núi của ta đâu rồi ——

Một con hổ lớn hoàn mỹ bị người bôi thành một con gì đó oai phong lẫm liệt ok là một con ba ba lớn.

Tiểu Chất Tử:

“Vương gia, khi nãy thái tử điện hạ tới đây.”

Ta giữ được bình tĩnh rồi, cuốn tờ giấy kia lại đặt qua một bên:

“Giấy và mực đều là tiền bạc, nếu là tác phẩm của thái tử lấy đem bán cùng chắc cũng được thôi.”

Đọc đầy đủ bản convert được dịch hay nhất truyện Truyện Phật Hệ Cung Đấu