Đánh giá nội dung sách Sức mạnh của ngôn từ

Ngôn ngữ là một trong những tiến bộ vượt bậc nhất của con người so với các loài vật khác. Chúng ta có thể thấu hiểu, hành động, suy nghĩ thông qua những con chữ tưởng chừng như vô giác, vô tri. Tuy nhiên, dẫu là sản phẩm tạo ra từ bộ não con người, ngôn từ vốn rất khó để kiểm soát, đồng thời cũng ẩn chứa sức mạnh to lớn vô cùng. Tất cả điều ấy sẽ được làm rõ trong Sức mạnh của ngôn từ, quyển sách do Shin Dohyeon - Yun Naru đồng chắp bút.

Download Ebook sức mạnh của ngôn từ PDF.

Về bộ đôi tác giả Shin Dohyeon - Yun Naru

Phong cách sáng tác, giọng văn vốn được xem như dấu nhấn riêng của tác giả, đại diện cho góc nhìn của họ đối với thế giới. Việc phải nhún nhường, lược bớt phần “tôi” thường rất khó khăn. Chính vì thế, ngoại trừ những chủ đề học thuật vốn được chia sẵn thành nhiều phần riêng rẽ, hiếm khi nào các tác giả cùng chắp bút để nói về quan điểm chung trong một quyển sách. Thế nhưng, ở đây, bộ đôi tác giả Shin Dohyeon và Yun Naru đã làm rất tốt điều ấy.

Đánh giá nội dung sách Sức mạnh của ngôn từ

Shin Dohyeon là tác giả chuyên viết về lĩnh vực Nhân văn học. Ông học chuyên ngành Triết học, vừa học vừa viết sách. Thuở đi học, Shin Dohyeon đã đặt cho ông cái tên “người gỗ”, mong rằng ông sẽ có một cuộc sống chân thật và giản dị như một cái cây, yêu bản thân và thế giới. Các tác phẩm của ông gồm có Sức mạnh của ngôn từ và Câu văn yêu thích của Joseon.

Yun Naru đang dạy môn Ngữ văn tại một trường trung học phổ thông tại Seoul. Vì muốn viết những tác phẩm bày tỏ suy nghĩ của bản thân nên bà đã tập trung nghiên cứu Nhân văn học, bao gồm cả Triết học. Đây là nền tảng cho quá trình tìm kiếm điểm chung cũng như hợp tác sáng tác của Yun Naru và Shin Dohyeon. Cuối cùng, Sức mạnh của ngôn từ chính là kết quả của quá trình đó.

“Sau này tôi sẽ tiếp tục học tập để viết những tác phẩm mới và sâu sắc mà không bị ràng buộc bởi suy nghĩ của người khác.” - Yun Naru.

Sức mạnh của ngôn từ - Ánh sáng xua tan đi nhiều hơn bóng tối

Xuyên suốt Sức mạnh của ngôn từ, hai tác giả đã cùng thống nhất một thông điệp chính, đóng vai trò như sợi chỉ đỏ xâu chuỗi toàn bộ nội dung trong quyển sách lại với nhau.

Ánh sáng có thể xóa đi hàng ngàn năm bóng tối (Nhất đăng năng trừ thiên niên ám). Ngay cả những hang động xa xôi chưa từng có ánh mặt trời cũng có thể được thắp sáng bằng một chiếc đèn nhỏ. Sức mạnh của ngôn từ cũng như chiếc đèn này vậy. Một lời nói thật lòng có thể chữa lành vết thương của người khác.

Dựa theo đó, Sức mạnh của ngôn từ hướng dẫn tám bước để cải thiện kỹ năng ăn nói và dùng ví dụ ngoài đời sống để chứng minh cách áp dụng các kỹ năng đó. Những nội dung này tương đương với chín chương sách, lần lượt là Rèn luyện, Quan điểm, Trí tuệ, Sáng tạo, Lắng nghe, Câu hỏi, Phương pháp đối thoại, Tự do và Thực tiễn. Quyển sách không chỉ giúp bạn xem xét lại ngôn ngữ mình thường sử dụng mà còn tạo động lực thúc đẩy bạn rèn luyện bản thân và làm chủ cảm xúc. Nói ngắn gọn hơn, Sức mạnh của ngôn từ gần giống với một biện pháp chữa lành tâm lý hơn là tính hướng dẫn, học thuật.

“Một chiếc bát góc cạnh thì nước bên trong cũng không phẳng lặng”

Câu nói được đặt ngay trong phần mở đầu Sức mạnh của ngôn từ xuất phát từ Tuân Tử (298 - 238 TCN), triết gia thời Chiến Quốc. Dù kế thừa học thuyết của Khổng tử nhưng học thuyết của ông bị coi là tà giáo vì mang tư tưởng “Nhân chi sơ, tính bản ác.” - Tin rằng mỗi con người sinh ra đều có phần tối tăm trong mình. Ông ủng hộ một nền chính trị tuân thủ những chuẩn mực về đạo đức.

Ở đây, hai tác giả ví mỗi người sẽ có cho riêng mình một “chiếc bát ngôn từ”. Tùy thuộc vào bản tính tốt, xấu, phần nước mà chiếc bát đó đựng sẽ đầy, vơi, tròn, méo khác nhau. Vì thế, nếu bạn muốn nói ra lời hay ý đẹp, trước hết phải chắc chắn rằng mình đủ sâu sắc và hiểu biết. Ngược lại, trong trường hợp bạn đam mê sự ngông cuồng, phóng khoáng, đầu tiên cần có sẵn những tính cách ấy trong người. Sự hình dung này của Shin Dohyeon và Yun Naru khiến người đọc dễ liên tưởng đến “căn phòng gương”. Thế giới tác động đến con người, chúng ta phản ánh lại thế giới. Hoàn cảnh cuộc sống và bối cảnh cá nhân ảnh hưởng tư duy nhận thức, lời ăn tiếng nói sẽ đại diện cho toàn bộ quá trình ấy. Do đó, con người càng trưởng thành, “chiếc bát ngôn từ” càng lớn, hình dáng cũng dần cố định lại. Bởi lẽ, khi chúng ta già đi, tại một độ tuổi nhất định, những suy nghĩ, quan điểm, tính cách đã ăn sâu bám rễ trong tư tưởng, tâm hồn, kể cả có xấu xa cũng không thể “nhổ” chúng ra được nữa.

Trên thực tế, nhiều người trong xã hội không coi ngôn từ là một thứ quan trọng. Chúng ta vẫn hay thường nghe những câu như “Lời nói gió bay”, “Lời nói chẳng mất tiền mua”. Quả thực, đứng trên góc nhìn cá nhân, chúng ta thường cảm thấy khó khăn trong việc thấu hiểu cảm xúc của người khác hoặc thậm chí là cố tình phớt lờ đi. Điều này thực ra rất dễ hiểu. Nhịp sống nhanh của xã hội hiện đại đã vô tình buộc con người phải lướt qua nhau nhanh chóng. Ngay cả trên các trang mạng xã hội, lượng tin tức cũng liên tục cập nhật từng giây, bảng tin thay đổi mỗi lần ta nhấn refresh. Vậy nên, lời nói, vài từ ngắn ngủi, không đáng để đặt quá nhiều sự quan tâm.

Trong Sức mạnh của ngôn từ, theo đúng tiêu đề đặt ra, Shin Dohyeon và Yun Naru đã chứng minh rằng lời nói ra có sự tác động mạnh mẽ hơn bạn tưởng. Tôi đồng ý với điều này. Khả năng tổn hại cho tinh thần, song song đó là khả năng chữa lành của ngôn từ vô cùng lớn lao. Các anh hùng bàn phím có thể dùng sức ép dư luận và bình luận chỉ trích gây ra các bệnh tâm lý, xa hơn là tự tử, cho người đọc được. Đồng thời, chỉ bằng một câu an ủi, vài lời sẻ chia, chúng ta giúp được đối phương tin vào khía cạnh tốt đẹp của cuộc sống.

Vậy làm thế nào để điều khiển ngôn từ cho hợp lý? Đầu tiên, chúng ta cần sống “thật”. Bộ đôi tác giả tin tưởng, nếu bạn chấp nhận cả hai khía cạnh tốt - xấu của mình thì sẽ dễ dàng xây dựng “chiếc bát ngôn từ” hơn. Không vỏ bọc, mặt nạ nào tồn tại vĩnh viễn cả, khoảnh khắc chúng bị bóc tách ra sớm muộn cũng đến, ấy là khi bạn chẳng thể nhẫn nại lâu được nữa. Chi bằng cố gắng tạo dựng ra những điều hư ảo, hãy nghiêm túc nhìn lại trọn vẹn bản thân, thấy rõ ưu khuyết điểm của mình. Từ đó, chúng ta mới tìm ra cách khắc phục hay phương pháp rèn luyện đúng đắn.

Xã hội phân chia cuộc sống của từng người, thậm chí cơ thể họ, thành bình thường và bất thường. Có thể do họ được coi như sản phẩm. Để vượt qua định kiến xã hội này, chúng ta phải cố gắng xem cuộc sống là một tác phẩm. Bằng cách đó, bạn có thể chấp nhận “phần yếu kém” của bản thân mà mình từng cho là bất thường hay bất lợi. Có như vậy, con đường để bạn thấu hiểu và yêu thương chính mình mới mở ra. Hơn nữa, nếu bạn có thể xem cả cuộc đời của người khác là công việc, khác biệt giữa tôi và người khác tại thời điểm đó sẽ không còn là trở ngại. Thay vì vấp ngã, bạn trở nên khác biệt và tỏa sáng hơn.

Và chúng ta phải biết phản biện lại nữa. Có thể đơn giản bằng những câu hỏi hoặc cao hơn là một cuộc tranh luận. Tại sao? Bởi “chiếc bát ngôn từ” là của chúng ta. Do đó, con người không nên để bất kỳ ai khác nắn bóp, thay đổi, thậm chí đập vỡ chiếc bát ấy. Nếu điều bạn đang tin tưởng là đúng đắn, hãy dũng cảm bảo vệ nó đến cùng. Nếu trớ trêu thay bạn đặt niềm tin nhầm chỗ, vậy cũng cần giải thích cho sai lầm của mình thật nghiêm túc và kỹ lưỡng.

Khi đối phương làm trái nguyên tắc và nói những lời không thể dự đoán, đừng để bị cuốn theo mà hãy dùng chính nguyên tắc để phản hồi. Tương tự, khi ai đó dùng lý lẽ vô nghĩa để kích động, hãy cứ bình tĩnh trả lời.

Chiến tranh rõ ràng phải có sinh tử để thắng bại nên bên cạnh tấn công trực diện, việc sử dụng mưu mẹo là hiển nhiên. Nhưng đối thoại không phải để phân thắng bại nên không cần khát khao chiến thắng và nói những điều trái với lẽ sống.

Nhưng nếu sống như thế, lời nói đôi khi sẽ nhận tác động ít nhiều từ cảm xúc hiện có. Đây là lý do dẫn đến luận điểm lớn thứ hai trong Sức mạnh của ngôn từ.

Làm chủ cảm xúc để làm gì?

Trước hết, hai tác giả bày tỏ quan điểm của mình về cụm từ “làm chủ cảm xúc” như sau:

Làm chủ cảm xúc là biết cách điều chỉnh cảm xúc sao cho phù hợp.

Làm chủ cảm xúc giúp hạn chế những lời nói mang tính khiêu khích, chọc giận, u uất. Chỉ khi đó mới có thể tự bảo vệ mình và không tổn thương người khác.

Chúng ta thường nuông chiều cảm xúc của bản thân. Điều này không xấu. Ngược lại, sống quá khắc chế sẽ càng làm tâm lý bức bối, khó chịu hơn. Nhưng không phải lúc nào nuông chiều cảm xúc cũng đúng. Tiếp nối ví dụ ở trên, sự tự do ngôn từ trên các trang mạng xã hội là một minh chứng điển hình cho việc cảm xúc không được kiểm soát đàng hoàng. Cách nhau một cái màn hình, cư dân mạng tự cho mình quyền thoải mái thể hiện cảm xúc. Thế nên, trong những cuộc cãi nhau, chửi bới nhau trên mạng, thay vì cố gắng bảo vệ quan điểm của mình, nhiều người đã đi xa hơn. Họ muốn đối phương thấy tồi tệ và nhục nhã mà không hay biết rằng mình đã đặt xuống sự tự trọng từ bao giờ.

Đối với Shin Dohyeon và Yun Nura, làm chủ cảm xúc hay giữ vững sự tự trọng trước hết là bạn đang yêu thương bản thân mình, tiếp theo là thể hiện sự đáng tin cậy và tấm lòng rộng lượng đối với thế giới. Ở đây, chúng ta tìm ra được ẩn ý bao hàm toàn bộ quyển sách này: Mọi thứ đều nên xuất phát từ lòng yêu thương.

Yêu thương ở đây bao hàm sự tôn trọng, quan tâm và sẵn sàng hy sinh. Ta yêu thương bản thân, tức ta có lòng tự trọng vẹn nguyên không đổi; hiểu được vị thế mình đang ở đâu; làm chủ cuộc sống chính mình; quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần bản thân; cuối cùng là chấp nhận bỏ đi những phần không tốt để trở nên tốt đẹp hơn.

Mọi thứ đều như vậy. Ai không thể yêu bản thân thì không thể yêu người khác, ai không nhận ra được giá trị chính mình thì không thể hiểu được giá trị của người khác. Đó là lí do mà quá trình học cách giao tiếp phải bắt đầu từ việc thấu hiểu và yêu thương chính mình.

Ta yêu thương thế giới xung quanh, đồng nghĩa với việc thấu hiểu cho đối phương trong từng hành động; đặt đối phương ở vị trí họ xứng đáng có được mà đối đãi; không ngại ngần nhường nhịn, áp chế cái tôi trước đối phương vì mục đích chung.

Muốn nhận lại, trước tiên phải biết cho đi. Biết lắng nghe thì mới có được lời nói và trái tim đối phương. Họ sẽ nói nhiều như bạn lắng nghe. Bạn chuyên tâm, họ sẽ thực lòng trò chuyện với bạn. Bạn chân thành lắng nghe, đối phương sẽ chân thành trò chuyện.

Bạn nghĩ lắng nghe là điều dễ dàng nhưng thực ra thì không. Lắng nghe cũng cần nỗ lực.

Động lực làm chủ cảm xúc và rèn luyện bản thân, suy cho cùng cũng bắt nguồn từ sự yêu thương như thế đó.

Lời kết - Nhiều hơn là một cuốn sách mua vì thần tượng

Thực ra, Sức mạnh của ngôn từ vốn không phải best-seller hay được đầu tư cao. Doanh thu rất bình thường vào những ngày đầu xuất bản. Quyển sách ra mắt năm 2018 nhưng mãi đến đầu năm 2019, qua một bức ảnh chụp ca sĩ V của nhóm nhạc nổi tiếng toàn cầu BTS tại sân bay, Sức mạnh của ngôn từ mới bắt đầu được người hâm mộ của nam thần tượng săn lùng, dần có sức nóng hơn. Cũng vì độ ảnh hưởng của V, quyển sách mới được dịch và xuất bản tại Việt Nam.

Nhưng Sức mạnh của ngôn từ chứa đựng nhiều hơn là một cuốn sách mua vì thần tượng. Quyển sách là những bài học thực tế nhưng không kém phần triết lý, tập trung hoàn toàn vào việc thay đổi ngôn ngữ hay thậm chí thay đổi con người, giúp chúng ta trở nên tốt đẹp và khôn khéo hơn. Shin Dohyeon và Yun Naru đã tạo ra một người bạn đồng hành, không chỉ dừng ở các giao tiếp thường ngày mà còn giúp cải thiện toàn bộ xã hội. Quyển sách với những lời lẽ đầy hòa nhã và dịu dàng sẽ là một liệu pháp “chữa lành” cho những tâm hồn bị tổn thương, đồng thời cũng trở thành một nguồn sức mạnh to lớn cho ai muốn cải thiện bản thân mình. Trong thời gian dài cách ly do tác động của dịch bệnh hay trong cuộc sống đời thường, bất kỳ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn buông xuôi, hãy thử đọc Sức mạnh của ngôn từ nhé!

Một số bình luận về sách sức mạnh của ngôn từ

1. Sách như một người bạn đồng hành

"Sức mạnh của ngôn từ" chứa đựng những bài học thực tế nhưng không kém phần triết lý, tập trung hoàn toàn vào việc thay đổi ngôn ngữ hay thậm chí thay đổi con người, giúp chúng ta trở nên tốt đẹp và khôn khéo hơn. Cuốn sách giống như một người bạn đồng hành, không chỉ dừng ở các giao tiếp thường ngày mà còn giúp cải thiện toàn bộ xã hội.

Cuốn sách này hay về giao tiếp, sẽ phù hợp hơn cho ai yêu thích kinh doanh, thiết lập hệ thống khách hàng, là một trường phái khác nếu so với cuốn “Nghệ thuật thiết lập truyền thông” của thầy Thích Nhất Hạnh.

2. Sức Mạnh Của Ngôn Từ

Quyển sách “Sức mạnh của ngôn từ" với những lời lẽ đầy hòa nhã và dịu dàng sẽ là một liệu pháp “chữa lành” vô cùng hiệu quả cho những tâm hồn đang bị tổn thương, đồng thời cũng trở thành một nguồn sức mạnh to lớn cho những ai đang muốn cải thiện bản thân mình. Trong thời gian dài cách ly do tác động của dịch bệnh Covid-19 hay ngay cả trong cuộc sống đời thường, bất kỳ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn buông xuôi, hãy thử đọc cuốn sách “Sức mạnh của ngôn từ” nhé!

3. Ngôn từ rất khó để kiểm soát

Ngôn ngữ là một trong những tiến bộ vượt bậc nhất của động vật bậc cao - con người so với các loài vật khác. Chúng ta có thể thấu hiểu và hành động, có thể suy nghĩ thông qua những con chữ tưởng chừng như vô giác và vô tri. Tuy nhiên, dẫu là sản phẩm tạo ra từ bộ não con người, ngôn từ vốn rất khó để kiểm soát, đồng thời cũng là nơi ẩn chứa sức mạnh to lớn vô cùng. Tất cả điều ấy sẽ được làm rõ trong quyển sách “Sức mạnh của ngôn từ”.

4. Những từ ngữ kỳ diệu, những câu chữ tinh tế

Cuốn sách còn tặng bạn rất nhiều từ ngữ kỳ diệu, những câu chữ tinh tế, những cách mở đầu thu hút cử tọa đến không ngờ, các ngữ cảnh giao tiếp và ví dụ minh họa cực kỳ sinh động… “Sức Mạnh Của Ngôn Từ” sẽ giúp bạn sử dụng ngôn từ để: tạo ấn tượng với sếp và thăng tiến trên con đường sự nghiệp, dung hòa mối quan hệ với những đồng nghiệp hay khách hàng khó tính, yêu cầu nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ bạn tốt hơn, có buổi hẹn hò như ý, tạo thiện cảm với hàng xóm của bạn, xây dựng mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình tốt đẹp, để đạt được những điều bạn mong muốn, giao tiếp chính là chiếc chìa khóa đầu tiên.

Chắc chắn “Sức Mạnh Của Ngôn Từ” sẽ giúp bạn đạt được điều bạn muốn trong quá trình giao tiếp trên nhiều phương diện cuộc sống: gia đình, bạn bè,… đặc biệt tại nơi làm việc và trong các cuộc đàm phán với đối tác.

5. Các tình huống thực tế, sinh động

“Sức Mạnh Của Ngôn Từ” gồm 20 chương với các nội dung áp dụng trong công việc, quan hệ khách hàng – nhà cung cấp và trong giao tiếp xã hội với hàng trăm gợi ý, tình huống cùng các ví dụ thực tế, sinh động với những lời khuyên, những bí quyết giao tiếp hiệu quả đến ngạc nhiên và thực sự hữu ích trong công việc và cuộc sống của bạn. Tin rằng khi áp dụng những chiến lược, bí quyết và kỹ năng giao tiếp này, bạn sẽ trở nên tự tin, cuốn hút, chuyên nghiệp và gặt hái nhiều thành công hơn nữa.

6. Phù hợp với những người rụt rè như mình

Nếu bạn cũng đang giống như hàng triệu người trên thế giới này, vẫn thường ngồi lặng yên trong các cuộc họp quan trọng, bỏ lỡ nhiều cơ hội thăng tiến, vẫn căng thẳng trong các buổi gặp mặt và không biết nói gì mỗi khi đối diện với cấp trên, thường nói với người thân trong gia đình những điều khiến mình sau này phải hối hận không kịp, hoặc không bao giờ đạt được kết quả như ý trong các cuộc tranh luận,… thì quyển sách “Sức Mạnh Của Ngôn Từ" là một lựa chọn vô cùng đúng đắn dành cho bạn!

7. Sự tác động của lời nói

“Sức Mạnh Của Ngôn Từ" là cuốn cẩm nang giúp bạn sử dụng đúng ngôn từ để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất bất kể lĩnh vực gì trong cuộc sống. Chúng ta đều biết rằng lời nói ra có sự tác động mạnh mẽ. Khả năng tổn hại cho tinh thần, song song đó là khả năng chữa lành của ngôn từ vô cùng lớn lao. Các anh hùng bàn phím có thể dùng sức ép dư luận và bình luận chỉ trích gây ra các bệnh tâm lý, xa hơn là tự tử, cho người đọc được. Đồng thời, chỉ bằng một câu an ủi, vài lời sẻ chia, chúng ta giúp được đối phương tin vào khía cạnh tốt đẹp của cuộc sống.

8. Bạn đã sử dụng ngôn từ đúng cách

Cuốn sách làm cho khu vườn ngôn từ và cách xử lý các tình huống của bạn trở nên phong phú và linh hoạt hơn, để bạn có thể tự tin hơn trong các cuộc giao tiếp của mình, từ đó cải thiện mạng lưới quan hệ và đạt được thành công.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn bổ sung thêm đầu sách về kỹ năng giao tiếp. Đây là vấn đề đang được chú trọng, đặc biệt thế hệ trẻ. Do sự phát triển công nghệ 4.0 đã khiến các bạn trở nên lười giao tiếp. Thay vào đó là hình thức giao tiếp tự động. Từ ngay lúc này, để cải thiện thói quen hãy sở hữu ngay cuốn sách Sức mạnh ngôn từ. Hãy đọc và suy ngẫm, đồng thời làm cho “chiếc bát ngôn từ” của bạn được đầy đủ và ổn định hơn.

9. Sử dụng ngôn từ thông minh

Để giúp các bạn hiểu hơn về cách sử dụng ngôn từ trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Thông điệp của bộ đôi tác giả thông qua cuốn sách Sức mạnh ngôn từ đã đưa ra những lời lẽ sắt thép để chứng minh lời nói có sự tác động tư tưởng của bạn. Điều đó được thể hiện qua hàng loạt các câu bình luận vô tình hay ác ý của cộng đồng mạng đã đẩy những người vào tình huống éo le, đau khổ và thấm chí tìm đến cái chết. Đôi lúc, những lời động viên, khích lệ sẽ làm lành và xóa tan đi nỗi buồn, đau khổ.

Ngay nội dung này, hai tác giả đã chỉ ra cách để bạn sử dụng ngôn từ phù hợp. Trước hết, bạn cần sống thật. Bộ đôi tác giả khuyên bạn phải chấp nhận mặt tốt và xấu để xây dựng “chiếc bát ngôn từ” một cách dễ dàng. Bạn như thế nào thì để như thế đó, điều đó sẽ tạo tâm lý bạn thoải mái. Nếu bạn có những điều chưa tốt, hạn chế hãy nhìn thẳng chúng và tìm ra những cách khắc phục và giúp bạn ngày càng hoàn thiện hơn.

10. Ngôn từ có ảnh hưởng như thế nào?

Trong mỗi chúng ta đều chọn cho mình một “chiếc bát ngôn từ”. Phần nước bên trong đại diện cho tâm hồn chính họ. Vì vậy, tùy vào hoàn cảnh, tuổi tác, lượng nước trong bát có những hình dạng khác nhau (đầy, vơi, tròn và méo). Đó là sự hình dung độc đáo của bộ đôi tác giả Shin Dohyeon và Yun Naru.
Thực tế, nhiều người không quan trọng sử dụng ngôn từ trong giao tiếp, mặc dù bạn vẫn ghi khắc câu nói “Lời nói chẳng mất tiền mua”. Nhưng đôi lúc, bạn trở nên lười biếng trong việc sử dụng ngôn từ và dần dần trở thành thói quen. Dẫn đến vốn từ của bạn trở nên nghèo nàn mà thay vào đó thể hiện cảm xúc nhiều hơn. Sự lười biếng càng nhân lên, khi sự phát triển cộng nghệ 4.0 ngày càng phát triển đã tạo ra làn sống giao tiếp giữa mọi người với nhau chỉ bằng một cái “enter”.

11. Tại sao cần phải nhận ra tầm quan trọng của ngôn từ

Cuốn sách Sức mạnh của Ngôn từ được chia thành ba phần bao gồm 20 chương với nội dung được áp dụng trong công việc, quan hệ khách hàng – nhà cung cấp và trong giao tiếp xã hội với hàng trăm những gợi ý và tình huống cùng các ví dụ thực tế, sinh động. Bạn có thể sử dụng cuốn sách này như một cuốn cẩm nang tham khảo và không nhất thiết phải đọc nó từ đầu đến cuối để có thể cải thiện được kỹ năng giao tiếp của bản thân. Cuốn sách Sức mạnh ngôn từ của bộ đôi tác giả Shin Dohyeon và Yun Naru sẽ là đầu sách gối đầu giường cho bạn để cải thiện kỹ năng giao tiếp và khả năng vận dụng tối đa sức mạnh ngôn từ trở thành vũ khí sắc bén nhất.

12. Ngôn từ là chìa khóa

“ Lời nói là thứ vũ khí sắc bén nhất”. Câu nói này được chứng minh thông qua nhưng gì tác giả trình bày trong cuốn sách “ Sức mạnh của ngôn từ”. Thật vậy, ngôn từ vừa có thể khơi dậy ý chí của con người, hoặc có thể đẩy ai đó rơi xuống vực thẳm. Nó cũng có thể giúp bạn đạt được những điều bạn muốn hoặc có thể biến tất cả những gì bạn đang có trở thành con số 0 tròn trĩnh. Có thể nói, cách bạn sử dụng ngôn từ có ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của bạn và cuả người khác. Vì vậy, để có thẻ sử dụng ngôn từ một cách tốt nhất để đạt được mục đích, hai tác giả Shin Dohyeon và Yun Naru sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thông qua cuốn sách này.

13. Điểm ấn tượng về mặt nghệ thuật

Tuy không phải là một cuốn sách truyện với nội dung cốt truyện thông thường, nhưng về mặt nghệ thuật cũng không thua kém gì các tác phẩm nghệ thuật văn chương khác. Sức mạnh của ngôn từ sử dụng lối hành văn đơn giản, ngôn ngữ ngắn gọn dễ hiểu nhưng lại có sự thôi thúc lớn.

Đặc biệt, ở tác phẩm, chúng ta thấy sự dẫn dắt của tác giả vô cùng đồng nhất ở từng phần, từng chương. Mỗi chương, tác giả đều nêu bật vấn đề, những sai lầm mà chúng ta thường dễ mắc phải khi giao tiếp. Từ việc nhận diện ra sai lầm đó, tác giả đưa đến những lời khuyên về phương pháp cải thiện. Mỗi phương pháp đều đưa ra dẫn chứng cụ thể, con số cụ thể để hình dung và thực hành. Không hề trừu tượng hay khó nhận biết ở trong tác phẩm. Điều này có được có thể do xuất thân là một người diễn thuyết nổi tiếng, nên ông dễ dàng đưa câu chuyện cũng như dẫn dắt câu chuyện một cách mượt mà, trơn tru. Không cầu kỳ hoa lá, không điển tích hay kiến thức uyên bác, mỗi câu từ dễ hiểu đi vào lòng người đọc và thôi thúc hành động, thực hành theo. Cách dẫn dắt hấp dẫn như vậy nên dù là sách dạy kỹ năng, nhưng lại không hề khô khan hay nhàm chán. Trái lại cuốn sách vô cùng thu hút và lôi cuốn.

14. Cái hay về nội dung

Lần đầu tiên được xuất bản năm 2003, “Sức mạnh của ngôn từ” có tên là “Word That Win: What to say to get what you want”. Nó được xếp vào một trong những cuốn sách dạy kỹ năng đáng đọc nhất.Xét về nội dung, tổng thể sách được chia làm 3 phần với 20 chương. Mỗi phần sẽ cho người đọc biết sức mạnh của ngôn từ trong công việc; trong quan hệ khách hàng, nhà cung cấp và trong giao tiếp xã hội. Hơn cả việc cung cấp thông tin, cuốn sách còn đề cập đến các chiến lược, kỹ năng và những mẹo khi nói chuyện với người khác ở từng lĩnh vực khác nhau. Cái hay của sách nằm ở chỗ, các kiến thức nhìn có vẻ khô khan nhưng dưới ngòi bút khéo léo, Don Gabor đã dùng các tình huống cụ thể, các bài học để dẫn dắt một cách hấp dẫn.

Nếu đánh giá phần nào trong ba phần là hay nhất thì thực sự khó. Bởi lẽ, mỗi nội dung khác nhau lại cung cấp cho chúng ta các kiến thức, mẹo khác nhau trong từng lĩnh vực. Với những người làm quan hệ công chúng, chắc chắn thấy phần 2 là phần hay và bổ ích hơn cả. Song với những người làm nghề diễn thuyết hay làm công tác xã hội, phần 3 lại là phần có giá trị hơn. Thế nên, để đánh giá phần nào quan trọng hơn, hay ho hơn và ý nghĩa hơn thật khó.

15. Tin tưởng và chia sẻ những cảm xúc suy nghĩ của bạn với người yêu hay người bạn đời của mình, chuẩn bị tinh thần cho những tình huống giao tiếp cụ thể, tất cả đều được nêu lên một cách sinh động và thực tế trong cuốn sách.

“Sức mạnh của ngôn từ” đã bao gồm hầu hết những tình huống cụ thể trong cuộc sống, trong công việc, mối quan hệ với khách hàng, cấp trên, đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình của chúng ta. Ngôn từ xuất hiện ở khắp nơi nhưng rất ít người biết sử dụng chúng một cách hiệu quả.

Từng chương trong “Sức mạnh của ngôn từ”, tác giả nêu ra vấn đề, những sai lầm mà mọi người hay mắc phải và nên tránh, cũng như chỉ ra phương pháp cải thiện. Ví dụ như 5 bí quyết để rèn luyện phong cách nói của một người, 20 phương pháp để trở nên lôi cuốn hơn, 5 quy tắc để thắng một cuộc tranh luận và 8 sai lầm cần tránh, 10 cách lịch sự để nói “không”, 7 chiến lược để tăng cường mối quan hệ, 9 mẹo để nhận được dịch vụ tốt hơn.

Trong chương đầu của cuốn sách “Sức mạnh của ngôn từ”, tác giả có trích dẫn câu nói của vị tổng thống thứ 3 của Mỹ Thomas Jefferson:

“Kỹ năng quan trọng nhất trong mọi kỹ năng là không bao giờ dùng hai từ trong khi chỉ một từ là đủ.”

Cách sử dụng ngôn từ một cách tinh tế và cô đọng trong những tình huống liên quan đến công việc càng làm nổi bật hơn vai trò của ngôn ngữ. Bạn có thể là một nhân viên hòa đồng trong công ty, cũng như có khả năng làm việc tốt nhưng cách bạn thể hiện với sếp và với đồng nghiệp sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến ấn tượng của bạn đối với họ. Với từng đặc điểm của sếp và đồng nghiệp khác nhau, bạn nên lựa chọn một cách linh hoạt để trình bày và giao tiếp.

Mọi sự cứng nhắc đều gây ảnh hưởng xấu đến bạn. Câu nói của bạn cần bao gồm nội dung và dẫn chứng cụ thể để thu hút sự quan tâm của người khác, hãy học cách để biết người mà bạn giao tiếp cần gì và cung cấp cho họ những điều họ cần.

“Sức mạnh của ngôn từ” đặc biệt đề cập đến cách xử lý tình huống trong các cuộc tranh luận và đàm phán trong tuyển dụng. Khi đối diện với những vấn đề một cách trực tiếp, bạn thường có cảm giác sợ hãi, lo lắng và có xu hướng chấp nhận những thỏa thuận hay phản biện từ người đối diện. Hãy tự tin nói lên quan điểm và phản biện những quan điểm của họ bằng dẫn chứng từ phía bạn. Những câu đối đáp trong vấn đề đàm phán là một kỹ năng cần thiết cho rất nhiều người trong công việc ngày nay.

Đề cập rất nhiều đến những trường hợp giao tiếp trong công việc, “Sức mạnh của ngôn từ” cũng không quên nhắc đến vai trò của ngôn từ trong các mối quan hệ khách hàng và những chuyên gia, thể hiện sự tỉ mỉ nhưng không quá tiểu tiết, tập trung vào những vấn đề liên quan đến bản thân để khiến cho người nghe cung cấp cho bạn một dịch vụ tốt hơn là cách mà bạn cần tìm hiểu để có được trải nghiệm tốt hơn trong mọi ngành.

“Sức mạnh của ngôn từ” đặc biệt đề cập đến việc gắn kết tình cảm bạn bè, người yêu, hôn nhân và gia đình. Đời sống tình cảm cá nhân đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống tinh thần của bạn. Đừng bỏ lỡ những cơ hội để khiến tình bạn trở nên gắn bó, luôn xuất hiện khi họ cần và trở thành một người bạn đúng nghĩa, không tính toán thiệt hơn và chấp nhận con người thật của nhau… là những nguyên tắc mà “Sức mạnh của ngôn từ” nhắc đến để phát triển một tình bạn lâu bền.

Tương tự như trong mối quan hệ yêu đương hay kết hôn, “Sức mạnh của ngôn từ” cũng đưa ra những lời khuyên để có một mối quan hệ tốt đẹp và hiểu nhau hơn, sự tinh tế trong cách giao tiếp với người khác giới sẽ thắt chặt mối quan hệ của hai người. Tin tưởng và chia sẻ những cảm xúc suy nghĩ của bạn với người yêu hay người bạn đời của mình, chuẩn bị tinh thần cho những tình huống giao tiếp cụ thể, tất cả đều được nêu lên một cách sinh động và thực tế trong cuốn sách.

16. “Sức mạnh của ngôn từ” sẽ giúp bạn nói đúng nội dung với đúng người tại đúng thời điểm, từ đó gặt hái được những thành quả trong công việc và mối quan hệ cá nhân.
Khi đọc cuốn sách “Sức mạnh của ngôn từ”, nếu những ai đã từng xem bộ phim Một ngàn từ cuối đời hay A thousand words, sẽ càng cảm nhận sâu sắc hơn tầm quan trọng của ngôn từ. Sử dụng ngôn từ một cách bừa bãi để lấp liếm cho những hành động cá nhân, hay không chịu suy nghĩ và lắng nghe người khác cần gì chỉ càng làm cho mối quan hệ của bạn với những người xung quanh trở nên tồi tệ. Cho tới khi bị đặt dưới áp lực của việc bị giới hạn, bạn mới lựa chọn những người xứng đáng nhất để nói với họ.

Cuốn sách làm cho khu vườn ngôn từ và cách xử lý các tình huống của bạn trở nên phong phú và linh hoạt hơn, để bạn có thể tự tin hơn trong các cuộc giao tiếp của mình, từ đó cải thiện mạng lưới quan hệ và đạt được thành công.

17. Để hiểu hơn về nghệ thuật sử dụng ngôn từ cũng như giá trị của ngôn từ

Để hiểu hơn về nghệ thuật sử dụng ngôn từ cũng như giá trị của ngôn từ, bạn không thể bỏ qua cuốn sách kinh điển “Words That Win: What to Say to Get What You Want “được viết bởi Shin Do Hyun và Yoon Naru. Bài viết sẽ review sức mạnh của ngôn từ được truyền tải trong cuốn sách tới bạn đọc một cách trọn vẹn nhất.

Với hơn 200 trang sách, “Sức mạnh của ngôn từ” mang đến một quá trình thu nhỏ để người đọc có thể lĩnh hội và trau dồi ngôn từ cũng như nhận thức của bản thân từ: Rèn luyện, Quan điểm, Trí tuệ, Sáng tạo, Lắng nghe, Câu hỏi, Phương pháp đối thoại đến Tự do được chuyển tải thành 8 chương riêng biệt.

Lối hành văn đơn giản, ngôn từ đa dạng nhưng dễ hiểu, quyển sách này phù hợp với đa phần các nhóm đôc giả khác nhau. Đối với quyển sách này, điều mà mình thích nhất chính là việc tác giả lồng ghép các câu nói kinh điển của các bậc thánh hiền ở phương Đông và phương Tây rồi từ đó khái quát thành vấn đề thực tiễn để người đọc có cái nhìn đa chiều và đánh giá.

Ngôn từ là biểu đạt, là cốt lõi thể hiện giá trị con người, đồng thời cũng là phương tiện để con người nhìn nhận và thay đổi bản thân, từ đó khẳng định mình với thế giới. “Sức mạnh của ngôn từ” không chỉ giúp bạn phần nào nhận ra được thiếu sót về kỹ năng mềm của bản thân, mà còn giúp bạn chiêm nghiệm được những bài học quý giá, đôi khi nó gần ngay bên cạnh nhưng mình không nhận ra. Đó chính là biết cách nhìn nhận bản thân, làm chủ chính mình và có sự liên kết với thế giới bên ngoài.

Có một đoạn trích rất đắt giá trong cuốn sách: “Ai không thể yêu bản thân thì không thể yêu người khác, ai không nhận ra giá trị của chính mình thì không hiểu được giá trị của người khác. Đó là lý do mà quá trình học cách giao tiếp phải bắt đầu từ việc thấu hiểu và yêu thương chính mình.“

Suy cho cùng, con người luôn là vậy, vì bản thân mà cố gắng đầu tiên, vì bản thân mà truy cầu hạnh phúc đầu tiên, đến khi bản thân đủ vững vàng và trưởng thành rồi, thì mới có khả năng xoay chuyển những thứ khác.

Đây là quyển sách các bạn nên tìm đọc, để ý thức được giá trị của bản thân, học cách kiềm chế, làm chủ chính mình, rèn luyện và tu dưỡng về ngôn từ của bản thân để hình thành một khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng mềm vô cùng quan trọng cần thiết cho mỗi người.

18. Quyển sách để trải nghiệm và ngẫm lại bản thân.

Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp cơ bản mà nó còn là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại. Nhưng không phải ai trong số chúng ta cũng có thể sử dụng nó một cách thông minh nhất. Và cuốn sách này chính là “người” giúp các bạn hiểu ra và chỉ các bạn cách giao tiếp, cách sử dụng ngôn từ, giúp bạn khai thác hiệu quả nhất vốn từ mình có. Nhưng đọc cuốn sách này thì mình nhận ra có rất nhiều cái hay mà bản thân lâu nay vẫn thiếu sót. Mình thấy cuốn sách này khá thú vị, đặc biệt là với những bạn hay nói, cởi mở. Nên có một cuốn để trải nghiệm thử và ngẫm lại bản thân.

19. Ngôn ngữ là vũ khí nguy hiểm.

Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp cơ bản mà nó còn là vũ khí nguy hiểm. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng có thể sử dụng nó một cách thông minh nhất có thể. Và cuốn sách này là công cụ giúp bạn hiểu và hướng dẫn bạn cách giao tiếp, cách dùng từ, giúp bạn tận dụng tối đa vốn từ vựng của mình. Tôi cũng không phải là người giao tiếp quá giỏi nhưng cũng thuộc dạng khá. Nhưng đọc cuốn sách này, tôi nhận ra có quá nhiều vẻ đẹp mà bản thân đã thiếu từ lâu. Tôi thấy cuốn sách này khá thú vị, đặc biệt là với bạn hay nói là mở. Nên có một cuốn sách để thử và suy ngẫm về kinh nghiệm của bạn về bản thân. Nếu cách giao tiếp hiện tại của bạn chỉ là để khoe khoang bản thân thì trước hết, bạn cần phải dưỡng tâm, nhìn nhận và điều chỉnh cách nói của mình.

20. Sách không đáng đọc.

Sách có hình thức đẹp mắt. Những nội dung theo quan điểm cá nhân mình nó không phù hợp với mình. Sách viết thiên hướng về những tâm tưởng ý định hơn là vạch ra cho người đọc rõ ràng biết phải làm như thế nào. Những đề mục trong sách nói ra thì mình nghĩ có lẽ ai cũng đã từng nghe và hầu hết sách nào về giao tiếp cũng nói rồi. Tuy nhiên, vẫn cảm ơn tác giả vì đã dành tâm huyết viết lên, trong sách cũng có một số câu nói hay đáng để lưu. Có thể không phù hợp với mình nhưng sẽ phù hợp với những người khác.

21. Ngôn từ là điều cần thiết tạo nên cuộc hội thoại.

Với người mới bắt đầu đọc sách như mình thì cuốn này khá phù hợp vì mỗi nội dung trích từ phần ngắn ngắn chứ không phải là một nội dung dài từ trang này qua trang khác. Tuy nhiên cũng có những vấn đề mình chưa hiểu lắm nhất là nội dung chương 9 (Thực tiễn) - Sách cũng có nói đến cách sử dụng ngôn từ, lời nói sao cho phù hợp và điều mình muốn tóm gọn là bản thân phải nuôi dưỡng từ từ, và luôn nhìn từ nhiều phía để nêu quan điểm của mình. Trong tương lai sẽ đọc lại để củng cố thêm vì mình nghĩ đọc 1 lần thì chưa thấm. Những đề mục trong sách nói ra thì mình nghĩ có lẽ ai cũng đã được nghe và hầu hết sách nào về giao tiếp cũng nói rồi. Tuy nhiên thì vẫn cảm ơn tác giả đã dành tâm huyết viết lên, trong sách cũng có 1 số câu nói hay đáng để lưu. Có thể ko phù hợp với mình nhưng sẽ phù hợp với những người khác.

22. Hy vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn thay đổi.

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng sống vô cùng quan trọng, tuy nhiên đôi khi chúng ta lại không mấy để ý tới chúng. Để đạt được điều bạn mong muốn, ngôn từ chính là chiếc chìa khóa đầu tiên. Sức mạnh của ngôn từcó thể đưa bạn từ sự vui sướng tột độ đến tâm trạng tụt dốc, buồn đau,chán nản. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn nếu thấu hiểu được ẩn ý và cách sử dụng khéo léo và linh hoạt ngôn từ trong giao tiếp.

Cuốn sách này còn bao gồm các trích dẫn hữu ích từ lĩnh vực Nhân văn học, đặc biệt là những câu nói kinh điển của các bậc thánh hiền ở phương Đông và phương Tây. Nhân văn học khám phá ngôn từ sâu sắc hơn và tiếp cận chúng một cách tinh tế hơn bất kỳ môn học nào khác. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng không nằm ở ngôn từ. Thay vào đó, lời nói chính là một phương tiện để thực hiện mơ ước thay đổi bản thân và thế giới.

William Carlos Williams đã từng nói: “Điều bạn nói không quan trọng mà quan trọng là cách bạn nói”. Giao tiếp là kỹ năng mà bạn có thể học hỏi và rèn luyện được. Nó cũng giống như khi bạn tập múa, tập đi xe. Chỉ cần bạn sẵn sàng bỏ thời gian và công sức vì nó, bạn có thể thành công.

“Lẽ nào cuộc đời mỗi người không thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật?

Một ngôi nhà cũng có thể trở thành đối tượng của nghệ thuật, vậy tại sao cuộc đời của chúng ta lại không thể?”

Nếu bạn đã từng không tự tin trong giao tiếp, ăn nói ngập ngừng trong những cuộc họp hay hoài nghi khả năng của mình, hãy thử bắt đầu trau dồi ngôn ngữ bằng cách tự giao tiếp với chính mình. Từ đó tìm ra giá trị tiềm tàng trong con người bạn và hoàn thiện chính mình và những người xung quanh.

Thế giới là sự giao tiếp và tương tác lẫn nhau, hãy bước ra khỏi vỏ bọc suy nghĩ “bạn không làm được” đến thay đổi nhận thức “tại sao tôi không thể làm được?”

Hy vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn thay đổi mô hình lời nói và từ đó thay đổi cuộc sống cũng như thế giới bạn đang sống.

23. Học ăn học nói, học gói học mở. Mỗi lời nói ra đều thể hiện một nguồn năng lượng, tích cực hay tiêu cực là lựa chọn của người nói. Mong cuốn sách dài hơn thế này để thấm hơn từng bài học.

24. Để đạt được những điều bạn mong muốn, giao tiếp chính là chiếc chìa khóa đầu tiên. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy trong “Sức mạnh của ngôn từ” những lời khuyên, những bí quyết giao tiếp hiệu quả đến ngạc nhiên và thực sự hữu ích trong công việc và cuộc sống của bạn.

Cuốn sách này có một chương đề cập đến nghệ thuật phàn nàn để được phục vụ tốt hơn. Tác giả đã chỉ ra cách giúp bạn nhận được hàng hóa và dịch vụ tốt hơn theo công thức ABC (Assert your right, Be calm, Clarify the problem)

25. Trầy trật mãi mới xong cuốn self-help này ^^. Nhưng sau khi đọc xong thì thấy lẽ ra có thể đọc nhanh hơn và thu được lợi ích của những lời khuyên trong này sớm hơn nếu chịu khó nhìn mục lục trước. Sách dạy cách ứng xử và gợi ý một số cách nói “nên” và “không nên” khi đối mặt với các tình huống khác nhau. Đánh giá 4* cho các chương về cách phàn nàn để được cung cấp dịch vụ/sản phẩm tốt hơn, về xây dựng quan hệ với hàng xóm, vợ chồng, gia đình. Các chương còn lại đúng kiểu đọc cho xong để ghi công 😅À có 1 điểm cộng cho cuốn này là tác giả trích dẫn rất nhiều câu ngạn ngữ, danh ngôn, phát ngôn rất độc đáo và hài hước của các nhân vật nổi tiếng, và của nhiều diễn viên hài. Đầu mỗi phần tác giả đều như kể chuyện cười, vui ra phết. Ví dụ, kể về 1 ông bố thường ngày rất kiên nhẫn nhưng cũng phải phát cáu với lũ trẻ trong một bữa tiệc vì k có cơ hội được đưa ý kiến, được cô con gái nhỏ thì thầm khuyên “dễ thôi mà bố! Chỉ cần bố khóc ré lên là được”. Hay câu chuyện về 2 ông chồng chia sẻ về cách ứng xử trong gia đình, 1 ông nhận rằng mình là ng sẽ quyết định những việc quan trọng còn vợ quyết những việc ít quan trọng, và từ khi kết hôn đến nay “không có việc gì là quan trọng cả”.“Nhờ sự tinh thông ngôn ngữ của mình mà tôi không dám nói gì cả” [Rober Benchley - diễn viên hài ng Mĩ].

26. Cuốn sách là cẩm nang về cách giao tiếp, giúp mọi người thành công hơn về mọi khía cạnh trong cuộc sống: công việc, bạn bè gia đình, hàng xóm và cả giữa người yêu, vợ chồng.

Nội dung sách rất có ích. Nhưng có nhiều lỗi chính tả cần cãi thiện.

Cập nhật nhiều Ebook sách hơn tại: https://taiebook.vn/

29/8/2023

Các bài viết khác

Tổng quan thể loại truyện tiên hiệp là gì? Top truyện tiên hiệp hay nhất
Lợi ích của việc đọc truyện chữ mà bạn nên biết
Đọc Truyện chữ tại Truyenchu.com.vn
Truyện Manga Hay: Top 10 Tác Phẩm Nên Đọc
Truyện Tranh Manga Online: Khám Phá Xu Hướng Giải Trí
Tải Tài Liệu Học Tập Miễn Phí: Kho Tài Nguyên Học Tập Chất Lượng Cao